Chúng ta đã quá quen với cụm từ KOL (Key Opinion Leader) và KOC (Key Opinion Consumer), họ là những gương mặt mở đường cho xu hướng và cách thức giao tiếp với khách hàng. Tuy nhiên bây giờ, các thương hiệu thời trang đang dần chuyển sang sử dụng các KOS (Key Opinion Sales) để tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng và nâng cao doanh số. Cùng xem KOS đã và đang tác động ra sao đến lĩnh vực thời trang và làm đẹp!
KOS đang nổi lên như một “làn gió mới” trong thị trường thương mại điện tử.
Trước đây, quyết định mua hàng của người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giá cả, sự truyền miệng và sức ảnh hưởng của thương hiệu. Nhưng khi Gen Z trở thành nhóm người mua sắm chiếm đa số, hành vi tiêu dùng của họ đã thay đổi cả thị trường. Họ đã quen với các chiến lược quảng bá thương hiệu, biết rõ tần suất khuyến mãi của doanh nghiệp và đưa ra những đánh giá lý trí hơn. Do vậy, Gen Z được xem là nhóm người tiêu dùng có chiến lược, biết cách phân biệt giá trị thực sự dựa trên yếu tố giá cả và trải nghiệm của những người mua trước, để đưa ra quyết định mua sắm sáng suốt hơn.
Gen Z thường xem xét yếu tố giá cả và trải nghiệm của những người mua trước, để tìm kiếm sự an tâm trước khi quyết định bấm mua hàng.
Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, KOS đáp ứng nhu cầu của cả hai bên, bằng cách truyền đạt giá trị của một món hàng một cách chân thật và tích cực nhất, mang lại cảm giác an toàn cho quá trình đưa ra quyết định mua sắm của khách hàng.
KOS mang lại cảm giác đáng tin cậy và thúc đẩy mua hàng một cách tích cực.
KOS là lời giải hoàn hảo, giúp các thương hiệu thể hiện giá trị, sản xuất nội dung chất lượng, đồng thời quản lý hoạt động thương hiệu một cách hiệu quả. Một nhóm KOS phổ biến khác là những người kể lại cuộc sống hằng ngày của họ một cách kịch tính để thu hút người dùng và quảng bá sản phẩm.
Bằng cách lồng ghép khéo léo nội dung quảng cáo của thương hiệu vào những điểm đặc trưng của bản thân, KOS trở thành những người ủng hộ chân thật của thương hiệu trên mạng xã hội.
Ái Phương